Gần đây, những con gà mái không rõ nguồn gốc được bày bán trên thị trường với giá khá rẻ, chỉ dưới 50.000 đồng/kg. Vậy loại thịt gà này có hại ra sao? Gà nuôi công nghiệp đẻ trứng trong 18 tháng, sau đó thải ra để sản xuất thức ăn chăn nuôi. Các nhà nhập khẩu chặt bỏ chân để hưởng thuế suất ưu đãi 20% thay vì để nguyên con là 40%.
1. Tồn dư chất độc do nuôi lâu
- Việc cho thêm hormon tăng trọng, kháng sinh độc hại dù đã bi cấm nhưng người nuôi vẫn lén dùng và tồn dư những chất này do nuôi lâu là dĩ nhiên.
. Chất tăng trọng, chất kích thích tạo trứng ảnh hưởng, rối loạn hormon người khi ăn thịt này.
. Kháng sinh Chloramphenicol gây ức chế tủy xương, suy giảm bạch cầu, tiểu cầu, hồng cầu gây thiếu máu...
. Kháng sinh gây giảm đề kháng, gây kháng thuốc kháng sinh ở người. Người ăn có thể bị dị ứng với kháng sinh tồn dư.
2. Nguy cơ gây ung thư, tim mạch
- Kháng sinh Chloramphenicol, sulfadiazin làm ảnh hưởng gan, gây suy gan, xơ và ung thư gan.
- Gà thải có hàm lượng mỡ cao có nguy cơ gây xơ vữa động mạch, tăng cholesterol, tăng huyết áp và các bệnh tim mạch nếu ăn nhiều.
3. Dinh dưỡng thấp
Xương và thịt đã xơ hết, kích thích đẻ nhiều làm cho hàm lượng dinh dưỡng thấp hơn gà nuôi thường.
Nhận biết gà thải loại:
Hậu môn rất to, ướt, da dưới bụng sần sùi nhăn nheo.
Da toàn thân nhăn nheo xù xì. Khi nấu da đổi màu trắng nhợt nhạt và có mùi kháng sinh.
Ngọc Tú - Tổng hợp