Ăn khoai lang vào buổi tối gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe nhất là những người dạ dày yếu. Chứa sinh tố B5 và beta-caroten chống mệt mỏi vì căng thẳng, nhuận tràng, tốt cho tiêu hóa, căng da, làm chậm lão hóa, làm thần kinh khỏe mạnh, giảm độc tính của thuốc kháng sinh và tia phóng xạ, bớt dị ứng, nhức đầu, đau khớp xương, chống mất ngủ, hen suyễn...
Tuy nhiên, không phải ăn khoai lang lúc nào cũng tốt. Dưới đây là những thói quen cần loại bỏ ngay khi ăn khoai lang.
Ăn vào buổi tối
Ăn khoai lang buổi tối dễ trào ngược axit, đặc biệt là những người dạ dày yếu hoặc người già tiêu hóa kém, vì sẽ gây ra hiện tượng đầy bụng, cộng với việc ban đêm sự trao đổi chất thấp nên càng khó tiêu hóa dễ dẫn đến mất ngủ.
 |
Không nên ăn khoai lang vào buổi tối. Ảnh minh họa |
Nên ăn khoai vào bữa sáng kèm theo sữa nguyên kem hoặc sữa chua, thêm chút hạt và rau xanh sẽ là bữa sáng đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Ăn khoai cả vỏ
Vỏ khoai lang có nhiều chất kiềm, ăn khoai lang rất tốt cho những ai bị táo bón, nhưng ăn cả vỏ khoai lại không tốt cho tiêu hóa. Những vết nâu, đốm đen trên vỏ khoai khi ăn vào có thể bị ngộ độc thực phẩm.Vỏ khoai lang chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Do đó phải bảo vệ phần vỏ không bị sây sát, không gọt vỏ nếu không cần thiết.
Ăn quá nhiều khoai lang hoặc ăn khi đói
Những người ăn quá nhiều khoai để giảm cân sẽ dẫn đến hiện tượng thiếu hụt protein. Quá nhiều chất xơ khi ăn khoai quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thu vi khoáng khiến cơ thể bị thiếu hụt dinh dưỡng.
Trong khoai lang có chất đường, nếu ăn nhiều, nhất là khi đói sẽ gây tăng tiết dịch vị làm nóng ruột, ợ chua, sinh hơi trướng bụng. Để tránh tình trạng này, khoai phải được nấu, luộc, nướng thật chín hoặc cho thêm ít rượu vào nấu để phá hủy chất men. Nếu bị đầy bụng, có thể uống nước gừng để chữa. Không nên ăn khoai lang khi đói.
Hòa Lê (T/h)