• Hotline:0917 49 70 46 - 0908 562 750
  • Liên hệ quảng cáo
  • Đăng ký
KHỎE ĐẸP 24/7
  • MỘT NGÀY KHỎE - MỘT NGÀY VUI
  • Y TẾ
  • DƯỢC PHẨM
  • THỰC PHẨM
  • LÀM ĐẸP
  • MẸ VÀ BÉ
  • ĐỜI SỐNG
  • TÂM LINH
  • BÓI TOÁN
  • GÓC CHUYÊN GIA
  • TRANG CÔNG NGHỆ
Loading...
  • Trang chủ
  • Tâm Linh
  • Lời Phật Dạy
  • Quan niệm của nhà Phật về sự giàu, nghèo, làm sao để thoát nghèo?

    Đăng bởi : Nguyễn Ngọc Tú > 08/04/2019 11:48 SA
    Chia sẻ
    Xem
    Đều mang thân phận con người, nhưng tại sao có người thì giàu có, còn có người thì lại rất nghèo khó? Lời Phật dạy về 4 nguyên tắc để thoát nghèo khổ. Vậy ,thế nào là giàu có, thế nào là nghèo khổ? Làm sao để thoát nghèo khổ? Câu hỏi được nhiều người đặt ra. Theo Đức Phật muốn thoát nghèo khổ trước tiên phải thoát được tư tưởng, tâm trí hư ảo của chính mình.

    Phật giáo nhìn nhận vấn đề giàu nghèo như thế nào? 

    Đều mang thân phận con người, nhưng tại sao có người thì giàu có, còn có người thì lại rất nghèo khó? Chúng ta làm thế nào để nhận định được đâu là nghèo khổ, đâu là giàu có, hoặc thế nào mới gọi đúng nghĩa của giàu-nghèo?

    Quan niệm của nhà Phật về sự giàu, nghèo, làm sao để thoát nghèo?
    Quan điểm của Phật giáo về vấn đề giàu nghèo, cho rằng nghèo và giàu vốn không có khoảng cách gì đối với danh dự của một nhân cách. Ảnh minh họa

    Có người thì nhà cao cửa rộng, xe hơi điều hòa, ăn sung mặc sướng, phúc lộc đầy đủ; có người thì cả đời bôn ba gian khổ, nhưng những thành quả đạt được trong công việc lại vô cùng nhỏ bé, chỉ có thể cung cấp được mấy miệng ăn đủ no cho cả nhà, hoặc tệ hại hơn có khi chỉ nuôi bản thân cũng không nổi.

    Nguyên nhân ở đâu? Theo quan điểm của Phật giáo, đều là do quả báo thiện-ác kiếp trước của cá nhân mỗi người chiêu cảm, tạo ra. Luận về sự giàu-nghèo, người có tiền mặc dù cơm no áo ấm, không thiếu thứ gì, nhưng có lúc cảm thấy mệt mỏi vì công việc hàng ngày, cả ngày lẫn đêm không sao được an ổn; người không có tiền, mặc dù mỗi ngày chật vật, nhưng vẫn sống một cách nhẹ nhõm, an nhiên tự tại, điều này gọi là “nhân cùng chí bất cùng” (người tuy nghèo nhưng chí không nghèo). Cũng có nghĩa là, hạnh phúc niềm vui của đời người, giữa nghèo và giàu vốn dĩ không tạo nên điều kiện tuyệt đối.

    Quan niệm của nhà Phật về sự giàu, nghèo, làm sao để thoát nghèo?
    Tâm thanh tao an lạc là sự giàu có, là tài sản quý nhất. Tâm phiền não, tâm ác là sự nghèo khổ tột cùng.

    Quan điểm của Phật giáo về vấn đề giàu nghèo, cho rằng nghèo và giàu vốn không có khoảng cách gì đối với danh dự của một nhân cách. Có người mặc dù chỉ cơm canh đạm bạc nhưng không thể nào chôn vùi niềm vui bên trong của họ; có người giàu có một phương, nhưng vẫn cứ ưu sầu, phiền muộn. Nói sâu hơn một chút, rằng nếu trong tâm sẵn có tam thiên đại thiên thế giới, vậy thì, dù cho thân nghèo khổ không có mảnh đất cắm dùi, nhưng vẫn cảm thấy đầy đủ, sung túc!

    Cuộc sống của Đức Phật có thể được coi là một minh chứng sống động và chuẩn xác nhất. Bốn mùa xuân - hạ - thu - đông, Ngài đều mặc một bộ áo phấn tảo (pamsukulika), vẫn cảm thấy thong dong tự tại, khoác lên mình chiếc áo vàng bạc quý báu, cũng chẳng thấy sự kiêu hãnh nào. Đã có thể cơm rau dưa muối, thì cũng có thể món ngon vật lạ; có thể ăn gió nằm sương, thì cũng có thể an trú nơi lầu hồng gác tía; có thể một mình ở sơn lâm, thì cũng có thể sống chung cùng đệ tử tứ chúng.

    Đủ thấy, trái tim của Đức Phật đối với giàu sang nghèo hèn, khốn cùng hanh thông, hưng suy thành bại, đẹp xấu thiện ác vốn không vương vấn, bận lòng, cũng không theo đuổi dục trần của thế gian, chỉ là tùy duyên thích ứng với hoàn cảnh, môi trường! Đây chính là sự giàu có lớn lao nhất của Đức Phật.

    Lời Phật dạy để thoát nghèo khổ

    Quan niệm của nhà Phật về sự giàu, nghèo, làm sao để thoát nghèo?
    Theo Đức Phật muốn thoát nghèo khổ trước tiên phải thoát được tư tưởng, tâm trí hư ảo của chính mình. Ảnh minh họa

    Chúng ta thường có thói quen than trời trách đất, không ngừng hỏi lý do tại sao mình lại Nghèo dù đã cố gắng nỗ lực rất nhiều. Dưới đây là lý do và những nguyên tắc vàng giúp bạn chuyển nghiệp nghèo theo Lời Phật Dạy:

    Nguyên tắc thứ nhất: Không bao giờ mong giàu

    Nguyên nhân của những dằn vặt, đau khổ mà người nghèo phải trải qua đó là luôn khát khao được giàu có. Tuy nhiên phải làm phước, phải có phước thì mới có tiền. Phước ở đây chính là những việc làm lợi ích chúng ta giúp người, giúp đời. Còn suốt ngày chỉ ngồi nghĩ về tiền thì tiền càng không đến, càng mong muốn nhiều tiền thì tiền càng không có.

    Nguyên tắc thứ hai: Phải hiểu rằng nghèo là do mình đã phạm sai lầm gì đó trong quá khứ, luôn ghi nhớ điều này đồng thời sám hối nghiệp xưa

    Chúng ta cần phân biệt rõ ranh giới giữa việc “không cần tiền” và “ra vẻ không cần tiền”. Đừng để việc không cần tiền tiến thành thái độ tự thấy mình ngon lành mà không cần giàu, không thèm giàu rồi vênh mặt lên coi thường tất cả.

    Cái “ra vẻ” sẽ khiến ta nghèo mãi. Thái độ đúng ở đây là biết chắc chắn mình đã phạm sai lầm gì đó trong quá khứ mà bây giờ không tự nhìn ra được. Chính cái biết này là sự sám hối âm thầm giúp ta nhanh chóng thoát khỏi nghiệp cũ.

    Đủ thấy, trái tim của Đức Phật đối với giàu sang nghèo hèn, khốn cùng hanh thông, hưng suy thành bại, đẹp xấu thiện ác vốn không vương vấn, bận lòng, cũng không theo đuổi dục trần của thế gian, chỉ là tùy duyên thích ứng với hoàn cảnh, môi trường! Đây chính là sự giàu có lớn lao nhất của Đức Phật. Ảnh minh họa

    Nguyên tắc thứ ba: Biết rằng nhờ cảnh nghèo mà mình thương yêu được mọi cảnh khổ trên đời mà nếu giàu có thể chưa chắc đã có

    Người sinh ra trong cảnh giàu có thường không thể thấu hiểu và cảm thông được nỗi khổ của người nghèo vì họ chưa từng trải qua. Cho nên hãy vui mừng vì nhờ nghèo mà mình thương yêu được rất nhiều người bị những người khác bỏ quên. Thương yêu được mọi người là chất liệu, nền tảng của những việc thiện lành, những việc tạo ra phước đức giúp chúng ta vượt lên.

    Nguyên tắc thứ tư: Dù nghèo nhưng vẫn cố gắng chia sẻ, giúp đỡ những người xung quanh

    Người giàu làm phước rất dễ dàng. Họ có thể bỏ ra cả triệu đồng để bố thí nhưng vẫn không thể quý bằng người nghèo giúp được một người qua cơn đói với bữa cơm đạm bạc.

    Thời xưa đã có người từng hỏi Phật: “Con nghèo quá, không có gì để bố thí cả”. Phật trả lời: “Không ai nghèo đến mức không có một hạt cơm để bố thí cho con kiến”.

    Sự cố gắng chia sẻ thiếu thốn với người khó khăn hơn mình là phước đức rất lớn, là quà tặng của đất trời ban tặng cho người nghèo. Nhờ vậy mà cuộc sống sẽ được tốt dần lên.

    *** Nam Mô Adi Đà Phật!

    Theo TT. Thích Chân Quang
    Chia sẻ:
    Tags: #Tâm Linh #Lời Phật Dạy

    cùng chuyên mục

Loading...

Bài Đăng Mới

    xem thêm

    Loading...

    Bài nổi bật

    • Cách nhận biết con của bạn là con Trời, con Phật, con ta hay con Ma, con Quỉ để nuôi dạy đúng cách
      Cách nhận biết con của bạn là con Trời, con Phật, con ta hay con Ma, con Quỉ để nuôi dạy đúng cách
      Mình may mắn được biết đến thầy L. ở Phương Mai, một trong những thầy cúng có tiếng ở HN. Thầy truyền cho bài học để dạy con mà  mình  nghĩ...
    • Mối tình loạn luân nồng thắm giữa nữ bác sĩ và đứa cháu ruột của chồng
      Mối tình loạn luân nồng thắm giữa nữ bác sĩ và đứa cháu ruột của chồng
      Kể về câu chuyện này, tôi biết, nhiều người sẽ trách móc, thậm chí mắng chúng tôi thậm tệ. Tuy nhiên, tình yêu thường có những lý lẽ riêng...
    •  Mười pháp vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới hòng được giải thoát
      Mười pháp vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới hòng được giải thoát
      Phàm pháp quán thân chẳng quán Đông Tây, Nam Bắc, bốn phương bàng, trên dưới, hư không, ngoại duyên, nội duyên, thân sắc, sắc thanh, sắc t...
    • Hiểu cho đúng thế nào là lối sống tùy duyên và lối sống an phận
      Hiểu cho đúng thế nào là lối sống tùy duyên và lối sống an phận
      Phân biệt thế nào là lối sống tùy duyên và lối sống an phận.  Nhiều người không hiểu đạo, họ đã đồng hóa hai lối sống tùy duyên và an phận...
    • Tìm hiểu những bí ẩn của lưỡi tầm sét được các vị Thần dùng trấn át ma Quỷ
      Tìm hiểu những bí ẩn của lưỡi tầm sét được các vị Thần dùng trấn át ma Quỷ
      Trong những nghi thức và hình ảnh cổ xưa của nhiều tôn giáo, biểu tượng lưỡi tầm sét được biết đến với cái tên Vajra (tiếng Phạn), là một v...
    • Tại sao đàn ông quyền lực xưa lại giao cho vợ tự chủ tài sản gia đình?
      Tại sao đàn ông quyền lực xưa lại giao cho vợ tự chủ tài sản gia đình?
      Các tác phẩm nghệ thuật hiện đại đã nhào nặn nên “tình cảnh bi thảm” của phụ nữ thời xưa, khiến quần chúng đôi khi tin tưởng đến mức không ...

    Bài đọc nhiều

    • Cách nhận biết con của bạn là con Trời, con Phật, con ta hay con Ma, con Quỉ để nuôi dạy đúng cách
      Cách nhận biết con của bạn là con Trời, con Phật, con ta hay con Ma, con Quỉ để nuôi dạy đúng cách
      Mình may mắn được biết đến thầy L. ở Phương Mai, một trong những thầy cúng có tiếng ở HN. Thầy truyền cho bài học để dạy con mà  mình  nghĩ...
    • Mối tình loạn luân nồng thắm giữa nữ bác sĩ và đứa cháu ruột của chồng
      Mối tình loạn luân nồng thắm giữa nữ bác sĩ và đứa cháu ruột của chồng
      Kể về câu chuyện này, tôi biết, nhiều người sẽ trách móc, thậm chí mắng chúng tôi thậm tệ. Tuy nhiên, tình yêu thường có những lý lẽ riêng...
    •  Mười pháp vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới hòng được giải thoát
      Mười pháp vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới hòng được giải thoát
      Phàm pháp quán thân chẳng quán Đông Tây, Nam Bắc, bốn phương bàng, trên dưới, hư không, ngoại duyên, nội duyên, thân sắc, sắc thanh, sắc t...
    • Hiểu cho đúng thế nào là lối sống tùy duyên và lối sống an phận
      Hiểu cho đúng thế nào là lối sống tùy duyên và lối sống an phận
      Phân biệt thế nào là lối sống tùy duyên và lối sống an phận.  Nhiều người không hiểu đạo, họ đã đồng hóa hai lối sống tùy duyên và an phận...
    • Tìm hiểu những bí ẩn của lưỡi tầm sét được các vị Thần dùng trấn át ma Quỷ
      Tìm hiểu những bí ẩn của lưỡi tầm sét được các vị Thần dùng trấn át ma Quỷ
      Trong những nghi thức và hình ảnh cổ xưa của nhiều tôn giáo, biểu tượng lưỡi tầm sét được biết đến với cái tên Vajra (tiếng Phạn), là một v...
    • Tại sao đàn ông quyền lực xưa lại giao cho vợ tự chủ tài sản gia đình?
      Tại sao đàn ông quyền lực xưa lại giao cho vợ tự chủ tài sản gia đình?
      Các tác phẩm nghệ thuật hiện đại đã nhào nặn nên “tình cảnh bi thảm” của phụ nữ thời xưa, khiến quần chúng đôi khi tin tưởng đến mức không ...

    Có thể bạn quan tâm

      Loading...
      Loading...
      Trang chủ
      Hotline:0917 497 046
      GIỚI THIỆU
      CHÍNH SÁCH
      SITEMAP
      BLOG THỦ THUẬT
      RSS
      Đầu trang
      KHỎE ĐẸP 24/7

      KHỎE ĐẸP 24/7

      © 2018 www.ngocnhung.net & www.congnghe.ngocnhung.net

      Địa chỉ: Đường APĐ 9, Phường An Phú Đông, Quận 12, TP.HCM
      Email: tuhuyen1978@gmail.com
      Liên hệ quảng cáo: 0908 562 750 - 0917 497 046